090 272 7xxx
anfarm.txxxo@gmail.com
8:00 - 21:00
logo2

CẢI XANH
cai-xanh - ảnh nhỏ  1 cai-xanh - ảnh nhỏ 2

CẢI XANH

Giá: 25.000

Thành phần hóa học của cải canh bao gồm:

Chất kiềm
Chất xơ
Vitamin A
Abumin
Vitamin C
Axit nicotic
Vitamin B
Catoten
Vitamin K
Kali
SẢN PHẨM ÁP DỤNG ĐƠN VỊ TÍNH LÀ: KG

Rau cải canh có vị cay rất đặc trưng, thường được dùng để muối chua, nấu canh hoặc ăn sống kèm với bánh xèo. Ngoài ra, thực phẩm này còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Đặc điểm của cây rau cải canh

  • Tên gọi khác: Cải xanh, rau cải cay, giới tử, cải bẹ xanh, rau cải dưa
  • Tên gọi trong khoa học: Brassica juncea (L.) Czern. et Coss
  • Họ: Cải – Brassicaceae
rau cải canh
Cây rau cải canh được trồng lấy rau ăn và làm thuốc chữa bệnh

 

Rau cải canh là một giống thực vật thuộc họ cải. Cây thân thảo, sống hàng năm, thân có kích thước to nhỏ khác nhau tùy theo giai đoạn tăng trưởng của cây. 

Lá cải canh phát triển trên rễ hình trái xoăn. Khi còn non, lá cải màu xanh nõn lá chuối và càng già thì màu xanh càng đậm hơn do trải qua quá trình quang hợp. Cuống lá dầy, mọng nước, lõm ở giữa tạo thành một đường rãnh. Hai bên mép lá hình răng cưa không đều. Cả thân và lá đều có vị cay, hơi đắng nên mới được dân gian gọi là cải cay. Khi trưởng thành, cải canh cho ra những chùm hoa màu vàng nhạt và có quả chứa hạt hình cầu.

Cây cải canh có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ ở những vùng có khí hậu lạnh. Ở miền Bắc nước ta, loại rau này thường được trồng vào vụ đông nhưng ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng, Đà Lạt hay Đắc Lắc cải canh được trồng quanh năm. 

Loại rau này được trồng bằng cách gieo hạt. Sau khoảng 40 – 45 ngày có thể thu hoạch. Trường hợp ăn rau mầm thì cây được trồng ngắn ngày hơn.

Thành phần dinh dưỡng của cải canh

Lá và hạt của cây rau cải canh là những bộ phận được sử dụng phổ biến. Phần lá được dùng làm rau ăn hàng ngày. Trong khi đó, hạt chủ yếu được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc ép lấy dầu làm mù tạt.

Thành phần hóa học của cải canh bao gồm:

  • Chất kiềm
  • Chất xơ
  • Vitamin A
  • Abumin
  • Vitamin C
  • Axit nicotic
  • Vitamin B
  • Catoten
  • Vitamin K
  • Kali

Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, cải canh được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao và thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt.

Công dụng của rau cải canh

1. Cải canh giảm cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu cho thấy, những người ăn cải canh đều đặn có thể kiểm soát được lượng cholesterol xấu, tăng khả năng bài tiết chất béo này qua phân. Điều này rất có lợi cho mạch máu nói riêng và sức khỏe tim mạch nói chung.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi tuần bạn nên ăn loại rau này ít nhất 2 – 3 bữa. 

2. Chữa ho kéo dài, ho khan, ho có đờm đặc kèm theo thở dốc, các chứng ho do ngoại cảm hoặc do nội thương

Theo y học cổ truyền, cải canh là dược liệu có tác dụng ích khí huyết, tiêu đàm nên có hiệu quả đối với các chứng ho như ho khan, ho có đờm đặc. Để khắc phục căn bệnh này có thể dùng món ăn bài thuốc từ cây cải canh như sau:

cai canh
Món rau cải canh nấu cá có công dụng tích cực trong việc tiêu đàm, giảm ho
  • Chuẩn bị: 100g cải canh, 100g thịt cá lóc ( có thể thay thế bằng thịt lợn xay hoặc phổi lợn)
  • Cách dùng: Rửa sạch rau rồi thái nhỏ, đem nấu chung với thịt cá lóc thành canh ăn mỗi ngày một lần. Có thể thêm một ít gừng bằm nhuyễn vào khi nấu canh để tăng hương vị và giúp trị ho hiệu quả hơn.

3. Tăng cường chức năng tiêu hóa, phòng chống táo bón

 Nhờ chứa hàm lượng chất xơ phong phú, cải canh chính là sự lựa chọn lý tưởng cho những người đang gặp vấn đề ở đường tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Thực phẩm này giúp làm tăng nhu động ruột, đồng thời làm tăng trọng lượng của phân, kích thích đi ngoài đều đặn.

Ngoài ra, chất xơ trong rau cải canh khi vào trong đường ruột sẽ tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn có lợi phát triển. Đây chính là nền tảng để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Trường hợp đang bị viêm đại tràng, táo bón có thể dùng rau cải canh muối chua xào chung với ruột già lợn ăn.

  • Chuẩn bị: 200g dưa cải canh, 200g ruột già lợn, gừng tươi
  • Cách sử dụng: Ruột già bóp muối, chanh và rửa nhiều lần cho sạch, để ráo nước, cắt thành đoạn ngắn vừa ăn, ướp với chút hạt nêm, tiêu. Phi hành, gừng rồi cho ruột già vào xào cho chín tái. Tiếp tục cho dưa vào xào chung. Dùng món này mỗi tuần 2 lần sẽ giúp bổ sung chất xơ và lợi khuẩn cho đường ruột, kích thích tiêu hóa.

4. Mạnh gân xương, thông huyết, tiêu đàm

Món canh cải nấu cua đồng được nhiều người ưa thích nhưng ít ai ngờ rằng bên cạnh việc cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, món ăn này còn có tác động bồi bổ gân xương, chống ứ trệ huyết, hóa đàm.

  • Chuẩn bị: Rau cải canh lượng đủ ăn cho một bữa, cua đồng, 2 lát gừng tươi và các gia vị thông dụng
  • Cách sử dụng: Cải canh sau khi rửa sạch đem xắt nhỏ. Cua đồng xay nhuyễn rồi lọc lấy nước, đun sôi mới thả rau và gừng vào. Khi rau chín, nêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. Dọn ăn với cơm khi còn nóng mỗi tuần khoảng 3 bữa.

5. Ngăn ngừa ung thư bàng quang

Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư bàng quang đang ngày càng có khuynh hướng gia tăng, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Sử dụng rau cải canh chính là giải pháp tự nhiên để ngăn ngừa nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Với đặc tính lợi tiểu tự nhiên, ăn rau cải canh sẽ giúp kích thích hoạt động tiểu tiện nhiều hơn. Nhờ vậy mà hạn chế được tình trạng ứ đọng nước tiểu và các chất độc hại trong bàng quang khiến cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở mà gây biến đổi tế bào dẫn đến ung thư.

6. Cải canh chữa thận yếu, tâm phế mạn ở người già, đau bụng kinh, rong kinh, huyết hư ở phụ nữ

Kết hợp cải canh xào hoặc nấu chung với cật heo ăn mỗi tuần 2 lần. Món ăn này có tác dụng ích tạng, bổ khí, chữa thận yếu, huyết hư, rong kinh, đau bụng kinh ở nữ giới. Ngoài ra, người già bị tâm phế mạn cũng có thể ăn món này để cải thiện các triệu chứng bệnh.

7. Ăn cải canh tốt cho người bị bướu cổ do cường giáp

Rau cải canh giúp bổ sung nguồn vitamin A, K dồi dào cho cơ thể. Những chất này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động của tuyến giáp. Chúng giúp phòng chống bướu cổ ở những đối tượng bị cường giáp. Tuy nhiên cần lưu ý tránh sử dụng loại rau này trong thực đơn của người bị suy tuyến giáp.

8. Bồi bổ khí huyết và ngũ tạng, làm mịn da, bổ phổi, an thai, làm mạnh gân xương, chữa râu tóc bạc sớm, lợi sữa, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em

Những tác dụng trên sẽ mang lại hiệu quả tối ưu khi kết hợp cải canh nấu chung với giò lợn. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 300g giò lợn, 100g cải canh, gừng, và các gia vị cần thiết
  • Cách làm: Trước tiên cho giò lợn vào nồi nấu đến khi chín nhừ. Sau đó xắt nhỏ rau cải canh và cho vào nấu chín. Thêm gừng và các gia vị như hạt nêm, muối, bột ngọt vào tùy khẩu vị. Sử dụng vài lần trong tuần, sau một thời gian sẽ thấy kết quả rõ rệt.

9. Chữa hen suyễn, ho khan, ho có đờm nhiều kéo vướng phổi, đau tức ở ngực

Theo kinh nghiệm dân gian, ông bà ta thường lấy hạt cải canh để làm thuốc chữa ho, trừ đờm tại nhà. 

  • Chuẩn bị: 4g hạt cây rau cải canh kết hợp với hạt cải củ và hạt tía tô mỗi thứ 12g. 
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 5 bát nước cho cạn còn 2 bát. Chia uống 3 lần trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

10. Rau cải canh phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout

Rau cải canh có tính kiềm và không chứa nhân purin nên rất thích hợp dùng trong bữa ăn của người có axit uric máu cao hoặc đang bị bệnh gút. Ngoài ra, nhờ tác dụng lợi tiểu tự nhiên, loại rau này sẽ giúp hỗ trợ đào thải bớt lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu.

rau cải xanh chữa bệnh gout
Sắc rau cải canh lấy nước uống hoặc giã đáp vào khớp có tác dụng đào thải axit uric, giảm sưng đau

Người bị bệnh gout nên tăng cường bổ sung rau cải canh trong thực đơn. Có thể tiêu thụ thực phẩm này dưới dạng nấu canh, sắc nước uống. Trường hợp đang trong các đợt gout cấp tính thì hãy lấy cải canh giã nát và đắp trực tiệp vào khớp bị sưng đau mỗi ngày vài ba lần.

11. Chữa mụn nhọt

Hạt cải canh có tác dụng kháng khuẩn, chống sưng viêm, tiêu mụn nhọt. Dùng kết hợp với củ hành ta sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

  • Chuẩn bị: Củ hành ta và hạt cây cải canh lượng bằng nhau. 
  • Cách dùng: Hành củ lột vỏ, giã nát. Hạt cải tán bột mịn. Trộn chung hai thứ lại với nhau làm thuốc đắp lên chỗ mụn nhọt. Tiến hành đắp thuốc mỗi ngày 1 lần cho đến khi mụn nhọt biến mất thì ngưng.

12. Cải canh trị sổ mũi, buồn nôn, ăn không tiêu, đau đầu, đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc do bệnh gút

  • Chuẩn bị: 2 lạng cải canh, 40g gừng tươi, 1 lạng thịt cá rô đồng
  • Cách dùng: Cải canh nhặt rửa sạch sẽ, cắt nhỏ. Gừng tươi đập dập. Phi hành thơm rồi cho lượng nước vừa đủ dùng vào nấu cùng thịt cá và gừng. Chờ khi nước sôi, thả rau vào, đảo đều cho sôi trở lại và nêm gia vị, tắt bếp. Dùng món canh rau cải nấu gừng mỗi ngày một lần để nhanh chóng chấm dứt được các triệu chứng khó chịu.

13. Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Rau cải canh chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe. Trong đó có vitamin C chiếm hàm lượng cao giúp làm tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

14. Kiểm soát cân nặng

Thành phần chất xơ trong rau cải canh khi được tiêu thụ sẽ giúp cơ thể chuyển hóa chất béo tốt hơn. Nó cũng mang lại cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn nên sẽ giảm bớt được lượng calo dung nạp từ các thực phẩm khác. Đây chính là thực phẩm lý tưởng cho những người đang bị béo phì.

15. Rau cải canh làm đẹp da

Sử dụng rau cải canh với tần suất đều đặn giúp bổ sung nhiều vitamin, sắt và axit folic. Chúng giúp nuôi dưỡng, đẩy nhanh tốc độ tái tạo tế bào da, mang đến cho bạn một làn da hồng hào, khỏe mạnh.

16. Chữa viêm gan, vàng da, cao men gan với cải canh

  • Chuẩn bị: 1 con cá chép cỡ vừa, cải canh muối chua, hành lá
  • Cách dùng: Cá sơ chế sạch sẽ rồi bỏ vào nồi om cùng với dưa cho đến khi chín. Nêm thêm chút gia vị, rải hành lá lên trên và dọn ra thưởng thức. Dùng món này đều đặn sẽ giúp cải thiện các vấn đề về gan.
cải canh muối chua om cá chép
Dưa cải canh nấu cá chép giúp hạ men gan, hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da

17. Nhuận táo, dưỡng huyết, bồi bổ sức khỏe cho trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ sau sinh

  • Chuẩn bị: 2 lạng cải canh, 1 lạng thịt lợn xay, gừng tươi, hành lá
  • Cách dùng: Đem rau cải canh nấu chung với thịt xay ăn 3 – 4 lần mỗi tuần.

18. Hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đi tiểu khó, nước tiểu đục

  • Chuẩn bị: Rau cải canh, thịt ngao
  • Cách dùng: Nấu thịt ngao với rau cải thành canh, ăn cách ngày một lần.

19. Giải nhiệt, trị nóng trong

Trong những ngày hè nóng nực, rau cải canh chính là vị thuốc giải nhiệt tự nhiên, an toàn cho sức khỏe. Dùng rau tươi nấu nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giúp trị nóng trong, mang lại cảm giác dễ dịu cho người dùng.

20. Chữa viêm khí quản bằng cải canh

  • Chuẩn bị: Hạt cải canh và hạt củ cải
  • Cách dùng: Cả hai đem sao thơm, cho vào ấm nấu với 600ml nước. Canh cho đến khi nước trong ấm cạn còn 1/2 thì tắt bếp. Gạn thuốc chia 3 lần uống

22. Trị đau nhức xương khớp

  • Chuẩn bị: Hạt cải, một ít bột mì
  • Cách dùng: Giã nát hạt cải canh rồi trộn chung với bột mì làm thuốc đắp vào vị trí đau.

23. Hạt cải canh chữa viêm họng

  • Chuẩn bị: Hạt cải
  • Cách dùng: Giã nhuyễn hạt cải rồi thêm một ít nước sạch vào. Khuấy đều để được một hỗn hợp sền sệt. Để trị viêm họng, đắp thuốc vào ngay yết hầu rồi băng gạc cố định lại trong 3 – 4 tiếng.

24. Chữa đau dạ dày, lạnh dạ dày có biểu hiện nôn ói

  • Chuẩn bị: 3,5g hạt cải canh
  • Cách dùng: Tán hạt cải thành bột uống cùng một chút rượu nóng. Dùng thuốc mỗi ngày 2 lần.

Lưu ý khi dùng rau cải canh

– Chế biến rau cải canh đúng cách:

Từ rau cải canh, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn như rau luộc, nấu canh, làm dưa muối chua. Đối với các món nấu hoặc luộc, bạn không nên đun quá lâu hoặc mở vung trong khi nấu sẽ khiến lượng vitamin C trong rau bị tiêu hủy hết.

Trường hợp dùng rau cải canh muối chua thì cần đợi cho dưa đã chín hẳn và chuyển sang màu vàng mới được ăn. Không nên ăn khi đói bụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ tích lũy nhiều natri trong cơ thể, từ đó gây nguy cơ bị cao huyết áp, sỏi thận. 

– Rau cải canh ăn sống có được không?

Rau cải canh có thể dùng ăn sống. Những cây rau còn non hoặc chưa quá già thường được sử dụng làm rau sống ăn kèm trong bữa cơm hoặc ăn với bánh xèo, thịt nướng, thịt luộc.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rửa rau cho thật sạch và ngâm trong nước muối pha loãng để diệt khuẩn và loại bỏ sạch ký sinh trùng, trứng sâu bọ và trứng giun sán bám dính trên rau trước khi ăn. 

– Đối tượng nào không nên ăn rau cải canh?

  • Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn cải canh dưới mọi hình thức
  • Trẻ em, người đang bị tiêu chảy, phụ nữ có thai không nên ăn rau cải canh sống.

Trên đây là những công dụng của rau cải canh và cách sử dụng để đạt được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe. Khi dùng thực phẩm này chữa bệnh, bạn nên nhờ sự tham vấn chuyên môn của bác sĩ để đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả.

Sản phẩm tương tự

Đánh giá 0 lượt đánh giá

ANFARM
logo1.1-removebg-preview
Địa chỉ: xxx Tạ Quang Bửu, Phường 4, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 090 272 7xxx 
Email: anfarm.txxx@gmail.com
Website: anxxxxm.net
LIÊN KẾT FACKEBOOK
BẢN ĐỒ