QUẢ THƠM/ QUẢ DỨA
Thơm mật có xuất xứ từ vùng Đơn Dương, Lâm Đồng. Thơm mật (dứa mật) có tên gọi khác là thơm tây hay dứa cayenne - dứa không gai, tên khoa học là Ananas comosus. Đây là một trong những lại trái cây tiêu biểu của vùng nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây.
Thơm mật trồng ở vùng Đơn Dương, Lâm Đồng mỗi năm chỉ có 1 mùa duy nhất, và tháng 4 là mùa thơm mật chín rộ.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH DÁNG VÀ HƯƠNG VỊ
Thơm mật có hình dáng dài bầu như quả trứng, mắt rất to. Khi chín, màu trái thơm sẽ chín dần chuyển từ màu xanh lá mạ sang màu vàng sáng, trái chín từ cuống tới chóp trái. Thơm mật khi cắt ra có 1 vòng màu vàng đậm giống như bị dập, nhưng đây chính là phần ngọt nhất làm nên tên tuổi của giống thơm này.
Miếng thơm căng mọng nước, khi cắn chảy ra rất nhiều mật tươm ra, vị ngọt đậm đà, mùi thơm dịu và ăn nhiều không bị rát lưỡi.
Một trái thơm mật thường có trọng lượng 1 – 3kg/trái.
CÔNG DỤNG CỦA THƠM MẬT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Thơm mật là một loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất với hàm lượng cao rất tốt cho cơ thể.
Theo Đông y, trái thơm có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hoá. Nước ép thơm giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn thơm thanh nhiệt giải độc, rễ thơm giúp lợi tiểu.
Trong 100g thơm mật có chứa 90,5g nước, 50 Kcal, 0.1gr chất béo, 0.5gr Protein, 1.4gr chất xơ, 10gr đường (saccharose và glucose), 1mg natri, 109mg Kali, 13mg canxi, 17mg photpho, 0.3mg sắt, 12mg magie, vitamin A, B6, B12, C, D...
- Thơm mật đặc biệt có lợi cho hệ tiêu hóa nhờ có thành phần men làm thức ăn dễ tiêu, giúp dạ dày phân hủy protein.
- Loại trái cây này còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm, phù thũng, cải thiện bệnh cao huyết áp, hỗ trợ điều trị viêm phế quản.
- Các enzyme có trong trái thơm có thể làm tan huyết khối gây nguy cơ đột quỵ, nên rất tốt với những người mắc bệnh tim mạch.
- Bromelain là một enzyme có trong trái thơm có thể phá vỡ các mảng bám trên răng, tiêu viêm, giảm phù nề, giúp các vết thương mau lành.
- Đặc tính chống viêm của thơm giúp làm giảm đau viêm khớp, rất tốt cho người mắc bệnh gút.
- Thơm được xem là nguyên liệu tự nhiên làm đẹp tự nhiên và an toàn của chị em phụ nữ. Thường xuyên ăn thơm sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, làm đẹp da, giảm cân nhanh chóng và hiệu quả.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĂN THƠM
- Trái thơm chứa nhiều đường, lượng calo khá cao, ăn quá nhiều thơm sẽ làm tăng lượng đột biến lượng đường trong máu
- Thơm chín nhờ có thành phần men phân gi
ải protein làm thức ăn dễ tiêu. Nhưng khi ăn quá nhiều thơm sẽ dẫn đến các đại phân tử protein dị tính trong đường ruột và dạ dày bị phân giải thấm vào dịch máu, gây phản ứng đối với cơ thể. Phản ứng thường thấy là sưng môi, má và lưỡi, nhưng có thể tự khỏi sau vài giờ. Đặc biệt, những người quá nhạy cảm, người già, trẻ nhỏ cần lưu ý khi ăn loại trái cây này.
- Khi ăn thơm, nên lựa chọn những trái thơm chín. Thơm chưa chín dễ gây ra các triệu chứng dị ứng như sưng rát lưỡi, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngáy toàn thân, nổi mề đay, khó thở.... Trong trường hợp này, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
- Không nên ăn thơm lúc đói, các acid hữu cơ và bromelin trong thơm sẽ tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày và ruột làm bụng khó chịu.
- Ngoài ra, đối với những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu, co giật nên hạn chế ăn dứa để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.